Lịch sử Vedanta

Trong các bản sách xưa, 'Vedānta' trong tiếng Phạn chỉ đơn giản chỉ đến Upanishad, cuốn sách triết lý nhất của các kinh Veda. Tuy nhiên, trong thời trung cổ của Ấn Độ giáo, từ Vedanta trở thành một trường phái triết lý diễn giải Upanishad. Vedanta truyền thống xem những bằng chứng trong kinh điển, hay là shabda pramana, như là phương tiện thật nhất của kiến thức, trong khi cảm nhận, và suy diễn logic, hay là anumana, được xem như là thứ yếu (nhưng vẫn có giá trị).

Hình thức hóa

Hệ thống các ý tưởng Vedanta vào một luận án chặt chẽ được tiến hành bởi Badarayana trong cuốn sách Vedanta Sutra(200 T.C.N), hay là Brahma Sutra. Các câu cách ngôn khó hiểu trong Vedanta Sutra đã mở ra nhiều cách diễn giải khác nhau, mà kết quả là sự thành lập của nhiều trường phái Vedanta khác nhau, mỗi trường phái diễn đạt kinh điển theo cách riêng của họ và sản sinh ra những lời bình luận riêng tự cho là trung thành với bản gốc. Tuy nhiên nhất quán xuyên suốt Vedanta là lời kêu gọi các nghi lễ cần phải tránh để giúp cho việc đi tìm sự thật của mỗi cá nhân thông qua việc thiền định, tôn trọng đạo đức, vững tin rằng sự bình an tuyệt đối sẽ chờ đợi người đang tìm kiếm. Gần như tất cả các tông phái của Ấn Độ giáo hiện nay đều trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng bởi các hệ thống tư tưởng phát triển bởi các triết gia Vedanta. Sự tồn tại của Ấn Độ giáo đã chịu ơn bởi sự thành lập những hệ thống lý luận chặt chẽ có logic và khá tiến bộ của Vedanta.